Bạn đã bao giờ cảm thấy môi trường làm việc ở Nhật Bản rất nghiêm ngặt về mối quan hệ cấp bậc chưa?
Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích về cách nghĩ và nghi thức cấp bậc trong công việc.
■Kiến thức cơ bản về mối quan hệ cấp bậc trong công việc
Người có chức vụ cao hơn là điều hiển nhiên, nhưng ở Nhật Bản, thứ bậc cũng được xác định bởi thời gian gia nhập công ty.
Người vào công ty sớm hơn được coi là “tiền bối” và có vị trí cao hơn người vào sau. Ngay cả khi người vào sau lớn tuổi hơn, trong môi trường làm việc, người vào trước được tôn trọng và chỉ thị từ họ thường được tuân theo.
Tuy nhiên, nếu người vào sau giữ chức vụ cao hơn người vào trước, vị trí sẽ được đảo ngược.
Nhật Bản có văn hóa tôn trọng người lớn tuổi, nhưng trong môi trường làm việc, nguyên tắc là “Chức vụ > Thời gian vào công ty > Tuổi tác”.
■Nghi thức cấp bậc
Khi nói chuyện với cấp trên và tiền bối, sử dụng kính ngữ là điều cơ bản. Người Nhật sẽ chia cách sử dụng kính ngữ tùy theo vị trí cấp bậc và tình huống của đối phương. Đối với những người đang học tiếng Nhật, điều này có thể khá khó khăn. Chỉ cần cố gắng lắng nghe và cố gắng làm theo chỉ dẫn, sự tôn kính sẽ được truyền tải một cách đầy đủ. Khi bạn đạt được kỹ năng giao tiếp nhất định thì hãy bắt đầu tiếp thu dần dần về kính ngữ.
Ngoài ra, trong môi trường làm việc ở Nhật Bản, khi gọi hoặc nhắc đến một người thường thêm “san” vào phía sau tên người đó. Đối với người có chức vụ cụ thế, cách gọi sẽ là “Tên + Chức vụ”. Ví dụ, nếu chức vụ của Tanaka là trưởng phòng (Bucho), sẽ gọi là “Tanaka Bucho (Trưởng phòng Tanaka)”.
Trong môi trường làm việc ở Nhật Bản, thứ bậc cũng được phản ánh qua thứ tự chỗ ngồi. Trong các cuộc họp hay bữa ăn, người có vị trí cao sẽ ngồi ở vị trí “thượng tọa”. Thượng tọa thường là chỗ ngồi xa cửa ra vào hoặc chỗ ngồi có view đẹp. Ngược lại, vị trí “hạ tọa” gần cửa ra vào dành cho người cấp dưới.
Khi ngồi trong xe oto cũng tương tự như vậy. Ghế sau vị trí lái là vị trí cao nhất, tiếp theo sẽ là chỗ ngồi phía sau ghế phụ, và người có vị trí thấp nhất sẽ ngồi ở giữa hàng ghế sau hoặc ngồi ghế phụ. Trong thang máy, người có vị trí cao nhất sẽ đứng ở phía bên trong cùng và người có vị trí thấp sẽ đứng trước bảng điều khiển các nút bấm thao tác.
Về cơ bản, người có vị trí cao hơn sẽ hành động trước, người có vị trí thấp hơn sẽ theo sau.
Các quy tắc nghi thức Nhật Bản được quy định chi tiết như vậy, có thể sẽ tạo cảm giác cứng nhắc đối với những người đến từ các quốc gia không có sự phân cấp bậc như Nhật Bản.
Tuy nhiên, mối quan hệ cấp bậc ở Nhật Bản cũng có điểm lợi. Nó giúp duy trì kỷ luật trong công việc và rõ ràng trong hệ thống chỉ đạo, giúp công việc diễn ra trôi chảy hơn. Bằng cách tuân theo nghi thức cấp bậc khi tiếp xúc với cấp trên và tiền bối, bạn sẽ được tin tưởng và đối xử tốt hơn. Công việc của bạn ở Nhật Bản sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy, đáng tiếc là vẫn tồn tại những cấp trên hoặc tiền bối có thái độ thô bạo đối với người lao động nước ngoài. Hành động bất hợp lý từ người có vị trí cao được gọi là “lạm dụng chức vu, quyền hạn để chèn ép nhân viên” ở Nhật Bản (Power harassment), và đây được xem là một vấn đề lớn.
Nếu bạn cảm thấy bị bắt nạt chèn ép tại nơi làm việc, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến từ những người hoặc tổ chức mà bạn tin tưởng.
Bài viết này mang đến những kiến thức và thông tin hữu ích cho cuộc sống ở Nhật Bản, ủng hộ bạn trong hành trình của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm công việc tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua biểu mẫu.